Mục tiêu khoa học Juno_(tàu_không_gian)

Vùng cực Sao Mộc chụp bởi tàu Pioneer 11 (1974) khi nó nhờ sự hỗ trợ hấp dẫn của hành tinh này để hành trình đến Sao Thổ

Các thiết bị khoa học trên Juno sẽ có mục đích đo đạc và nghiên cứu:

  • Tỉ lệ giữa ôxyhiđrô, phép đo cho sự có mặt và phân bố của nước trên Sao Mộc, từ đó là dữ liệu quan trọng cho các lý thuyết đề cập đến sự liên quan giữa sự hình thành của các hành tinh khổng lồ với sự hình thành của Hệ Mặt Trời.
  • Nhận được sự ước lượng tốt hơn về khối lượng của lõi Sao Mộc, và từ đó cung cấp dữ liệu cho các lý thuyết về sự hình thành các hành tinh khổng lồ và Hệ Mặt Trời.
  • Vẽ ra chính xác bản đồ trường hấp dẫn của Mộc Tinh nhằm đánh giá sự phân bố của vật chất bên trong hành tinh, bao gồm tính chất của cấu trúc và động lực hành tinh.
  • Vẽ ra chính xác bản đồ từ trường của Mộc Tinh nhằm đánh giá nguồn gốc và cấu trúc của từ trường cũng như từ trường được tạo ra như thế nào ở sâu bên trong Sao Mộc. Quan sát này cũng sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về đặc tính vật lý cơ bản của thuyết dynamo.
  • Vẽ ra bản đồ về sự biến đổi thành phần trong khí quyển, nhiệt độ, cấu trúc, mật độ và tính động lực của các đám mây ở sâu trong khí quyển tới độ sâu với áp suất hơn 100 bars.
  • Khám phá và khảo sát cấu trúc 3 chiều của từ quyển và cực quang trên Mộc Tinh.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Juno_(tàu_không_gian) http://bigbendnow.com/2011/06/scientist-with-area-... http://machinedesign.com/article/juno-prepares-for... http://space.com/searchforlife/seti_juno_050609.ht... http://www.spacedaily.com/reports/Juno_Gets_A_Litt... http://www.youtube.com/watch?v=r8EbZEXvMVQ http://missionjuno.swri.edu/ http://juno.wisc.edu/index_partner.html http://juno.wisc.edu/science.html http://www.jpl.nasa.gov/news/news.cfm?release=2005... http://www.jpl.nasa.gov/news/press_kits/JunoLaunch...